• Home
  • Khám Phá Đà Nẵng
  • Khám Phá Huế
  • Khám Phá Hội An
  • Khám Phá Phong Nha
  • Khác

Phượt Miền Trung

Kinh Nghiệm Du Lịch Phố Cổ Hội An

Blog, Khám Phá Hội An - Mr. Luka

Hoi An - phuot Mien Trung

Nên đi Hội An vào thời gian nào ?

Thời tiết Hội An mỗi năm có 2 mùa rõ rệt, mùa mưa kéo dài từ tháng 8 đến tháng 12 và mùa khô kéo dài từ tháng 1 đến tháng 7 hàng năm, thỉnh thoảng tùy vào thời tiết từng năm có thể có những đợt rét nhưng không quá lạnh và kéo dài

Hoi An - phuot Mien Trung

  • Thời điểm lý tưởng nhất đến Hội An là vào khoảng tháng 2 đến tháng 4, thời tiết lúc này hầu như không mưa và khá dễ chịu
  • Đi Hội An vào ngày 14 âm lịch hàng tháng để tham dự đêm phố cổ. Vào dịp này bạn sẽ có cơ hội được nghe các bài hát cổ truyền, chơi các trò chơi dân gian và thưởng thức các món ăn ngon tuyệt, đặc biệt được tận mắt nhìn ngắm những chiếc đèn lồng đỏ rực giăng khắp phố.

Phương tiện đi và tới Hội An

Thành phố Hội An cách Đà Nẵng khoảng 30km, từ đây có 2 hướng để đến được Hội An, Một là đi theo quốc lộ 1 về phía Nam khoảng 27km đến đường Vĩnh Điện rồi rẽ trái thêm 10km. Vào Hội An theo đường Huỳnh Thúc Kháng có thể ghé thăm Tháp Chàm Bằng Anh ở Vĩnh Điện. Con đường thứ hai gần hơn, vắng hơn, đi từ Trung Tâm Đà Nẵng qua cầu sông Hàn, vào tỉnh lộ Đà Nẵng – Hội An, ghé thăm Ngũ Hành Sơn, đến Hội An khoảng 30km. Từ Hà Nội và Sài Gòn các bạn có thể lựa chọn các nhà xe chất lượng cao đi Hội An, từ Đà Nẵng có thể thuê xe máy tự di chuyển tới Hội An hoặc thuê riêng một chuyến taxi để đi, nếu thuê taxi các bạn chú ý nên thống nhất giá cả với lái xe ngay từ đầu, không cần thiết sử dụng cách tính cước bấm đồng hồ.

xe-dap-hoi-an- phuot-mien-trung

Là một thành phố xanh và cũng không quá rộng, du khách tới Hội An rất thích di chuyển và đi lại bằng xe đạp. Hình thức này vừa thân thiện với môi trường, vừa tốt cho sức khỏe lại vô cùng hấp dẫn, nếu bạn muốn thử hãy xem danh sách các cửa hàng cho thuê xe đạp tại Hội An để liên hệ nhé.

Nếu bạn Ở Sân bay đà nẵng hay ở các khu vược khác miền trung thì có thể tìm kiếm một số nhà xe tư nhân giá rất rẻ để tới hội an, các bạn tham khao các trang web sau: Danang Private Car, Hue Transfer Service, Taxi Danang Airport

Khách sạn nhà nghỉ tại Hội An

Là một thành phố thân thiện, homestay khá phổ biến ở Hội An. Ngoài ra với mạng lưới các khách sạn cao cấp cho tới các nhà nghỉ bình dân dày đặc, bạn không cần quá lo lắng về chỗ nghỉ khi tới với Hội An. Có điều nếu đi vào mùa cao điểm, các ngày lễ kỳ nghỉ dài các bạn vẫn nên chủ động đặt phòng trước để không quá bị động.

Huy Hoang Garden Hotel
Giá phòng dao động trong khoảng từ 500.000 VNĐ – 1.000.000 VNĐ
Khách sạn Ánh Dương
Giá phòng dao động trong khoảng từ 600.000 VNĐ – 1.000.000 VNĐ
Thanh Van II Hotel
Giá phòng dao động trong khoảng từ 500.000 VNĐ – 1.000.000 VNĐ
Khách sạn Thư Viện Vĩnh Hưng
Giá phòng dao động trong khoảng từ 700.000 VNĐ – 1.500.000 VNĐ
Huy Hoang River Hotel
Giá phòng dao động trong khoảng từ 600.000 VNĐ – 1.000.000 VNĐ

 

Các địa điểm du lịch tại Hội An

Nếu bạn muộn vào khu vực di sản hãy mua vé ở quầy phục vụ của Văn phòng hướng dẫn tham quan Hội An, giá vé với du khách trong nước là 80k, du khách nước ngoài là 120k. Với nhóm từ 8 người trở lên sẽ được văn phòng cung cấp một hướng dẫn viên du lịch miễn phí trong 2h.

kinh-nghiem-du-lich-hoi-an-phuot-mien-trung

Khu phố cổ nằm trọn trong phường Minh An, diện tích khoảng 2 km², với những con đường ngắn và hẹp, có đoạn uốn lượn, chạy dọc ngang theo kiểu bàn cờ. Nằm sát với bờ sông là đường Bạch Đằng, tiếp đó tới đường Nguyễn Thái Học rồi đường Trần Phú nối liền với Nguyễn Thị Minh Khai bởi Chùa Cầu. Do địa hình khu phố nghiêng dần từ Bắc xuống Nam, các con đường ngang Nguyễn Huệ, Lê Lợi, Hoàng Văn Thụ và Trần Quý Cáp hơi dốc dần lên nếu đi ngược vào phía sâu trong thành phố. Đường Trần Phú xưa kia là con đường chính của thị trấn, nối từ Chùa Cầu tới Hội quán Triều Châu. Vào thời Pháp thuộc, đường này được mang tên Rue du Pont Japonnais, tức Phố cầu Nhật Bản. Ngày nay, đường Trần Phú rộng khoảng 5 mét với nhiều ngôi nhà không có phần hiên, kết quả của lần mở rộng khoảng cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20. Hai con đường Nguyễn Thái Học và Bạch Đằng hình thành muộn hơn, đều do bùn đất bồi lấp. Đường Nguyễn Thái Học xuất hiện năm 1840, sau đó được người Pháp đặt tên là Rue Cantonnais, tức Phố người Quảng Đông. Đường Bạch Đằng ra đời năm 1878, nằm sát bờ sông nên xưa kia từng có tên gọi là Đường Bờ Sông. Nằm sâu về phía thành phố, tiếp theo đường Trần Phú là đường Phan Chu Trinh, con đường mới được xây dựng thêm vào khoảng thời gian sau này. Trong khu phố cổ còn nhiều đường hẻm khác nằm vuông góc với đường chính kéo dài ra đến tận bờ sông.

Đường Trần Phú là con đường chính, nơi tập trung nhiều nhất những công trình kiến trúc quan trọng, cũng như những ngôi nhà cổ điển hình cho kiến trúc Hội An. Nổi bật nhất trong số này là các hội quán do người Hoa xây dựng để tưởng nhớ đến quê hương của họ. Nếu bắt đầu từ Chùa Cầu, sẽ thấy năm hội quán trên đường Trần Phú, tất cả đều bên số chẵn: Hội quán Quảng Đông, Hội quán Trung Hoa, Hội quán Phúc Kiến, Hội quán Quỳnh Phủ và Hội quán Triều Châu. Ở góc đường Trần Phú và Nguyễn Huệ là miếu Quan Công, di tích đặc trưng cho kiến trúc đền miếu của người Minh Hương ở Việt Nam. Ngay sát miếu về phía Bắc, có thể thấy Bảo tàng Lịch sử – Văn hóa Hội An, nguyên trước đây là ngôi chùa Quan Âm của dân làng Minh Hương. Bảo tàng văn hóa Sa Huỳnh và Bảo tàng Gốm sứ Mậu dịch cũng nằm trên con đường này. Theo đường Trần Phú, đi qua Chùa Cầu sẽ dẫn tới đường Nguyễn Thị Minh Khai. Những ngôi nhà truyền thống ở đây được tu bổ và bảo tồn rất tốt, phần lối đi bộ hai bên được lát gạch đỏ, phía cuối đường là vị trí của đình Cẩm Phô. Phía Tây đường Nguyễn Thái Học có một dãy phố được hình thành bởi những ngôi nhà có kiến trúc mặt tiền kiểu Pháp, còn phần phía Đông là khu phố mua bán nhộn nhịp với những ngôi nhà kiểu hai tầng, diện tích lớn. Bảo tàng Văn hóa Dân gian Hội An nằm ở số 33 của con đường này là ngôi nhà cổ lớn nhất khu phố cổ, có chiều dài 57 mét, chiều ngang 9 mét. Trong mùa mưa bão, đường Nguyễn Thái Học và khu vực xung quanh thường bị ngập lụt, dân cư phải sử dụng thuyền để đi mua sắm và đến các quán ăn. Khu phố phía Đông phố cổ từng là khu phố của người Pháp. Trên đường Phan Bội Châu, dãy phố phía Tây được xây dựng san sát những ngôi nhà với mặt đứng kiểu châu Âu, đa số một tầng. Nơi đây từng là nhà ở của các công chức dưới thời Pháp thuộc.

 1 0

Share This Post!

You Might Also Like

Hoian - Phuot Mien Trung

Du Lịch Hội An Tiết Kiệm Nhất

June 30, 2017
night-hoi-an-vietnam

Những điều cần làm Khi Tới Hội An

May 28, 2017

No Comment

Leave a Reply Cancel Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Previous Post
Next Post

Theo Dõi

Quảng Cáo

Bài Viết Nỗi Bật

  • Blog, Khám Phá Hội An

    Hội An Những Ngày Cuối Thu

    November 21, 2018
  • Khám Phá Phong Nha

    Những Bức Tuyệt Vời Về Sơn Đoòng, Hang Động Lớn Nhất Thế Giới

    May 3, 2018
  • đão lí sơn - phuot mien trung Địa Điểm Khác

    Khám Phá Đảo Lý Sơn – Quảng Ngãi

    April 5, 2018
  • vuon-quoc-gia-bach-ma-diem-den-cua-du-khach-ua-kham-pha-1 Blog, Khám Phá Huế

    Khám Phá Vườn quốc gia Bạch Mã Tại Huế

    October 25, 2017
  • Đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) Địa Điểm Khác

    Các Địa Điểm Nên Đi Du Lịch Ở Miền Trung

    September 16, 2017

About

Phượt Miền Trung là trang thông tin kinh nghiệm đi phượt, tư vấn địa điểm du lịch phượt tại miền trung mới nhất, những điểm du lich được nhiều người yêu thích.

Xem Thêm

  • Hội An Những Ngày Cuối Thu
  • Những Bức Tuyệt Vời Về Sơn Đoòng, Hang Động Lớn Nhất Thế Giới

Find us on Facebook

Coppyright © 2017 Phuot Mien Trung All Rights Reserved.